Mang thai đó là thiên chức cao cả và là niềm hạnh phúc vô bờ của người phụ nữ nhưng họ phải đối mặt với nhiều căn bệnh quái ác – Trầm cảm khi mang thai một trong những nỗi ám ảnh của phụ nữ.
Mỗi năm Việt Nam ghi nhận 400.000 người tự tử vì trầm cảm. Gấp 2,5 lần số người tử vong vì tai nạn giao thông. Trong đó phụ nữ mắc trầm cảm cao gấp 2 lần nam giới và thường xuất hiện sau hôn nhân. 14 – 23% mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai.
Bệnh lý này ngày càng phổ biến và trở thành nỗi lo lắng của tất cả mẹ bầu. Tuy nhiên bệnh không dễ phát hiện vì đa số mẹ bầu có xu hướng che đậy cảm xúc hoặc không biết mình đang bị trầm cảm. Bệnh trầm cảm ở phụ nữ mang bầu dễ nhầm lẫn với triệu chứng thông thường như mệt mỏi ở phụ nữ khi mang bầu. Cần phát hiện sớm phụ nữ khi mang thai có dấu hiệu trầm cảm để tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.
Dấu hiệu
- Luôn cảm thấy buồn bã, buồn nhiều hơn vui, tâm trạng không thoải mái, hay chán nản, bực tức.
- Dễ nổi giận vô cớ dù chuyện xảy ra không quá to tát để giận dỗi.
- Mẹ bầu thường xuyên cảm thấy lo lắng, mệt mỏi và căng thẳng.
- Dễ khóc là biểu hiện điển hình của trầm cảm khi mang thai.
- Cảm thấy không còn hứng thú với những thứ mà trước đây bản thân rất yêu thích.
- Dễ kích động hoặc chậm chạp hơn hẳn so với trước đây.
- Khó ngủ hoặc mất ngủ trong thời gian dài.
- Ngại tiếp xúc với những người xung quanh, kể cả bạn bè, người thân trong gia đình, có xu hướng cô lập bản thân.
- Có ý chống đối sự hướng dẫn của bác sĩ, không đi khám thai định kỳ.
- Có xu hướng thích sử dụng các chất độc hại như rượu bia, hút thuốc.
- Nhịp tim tăng nhanh, thỉnh thoảng choáng ngất.
- Đôi khi còn suy nghĩ đến cái chết để thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng này.
Nguyên nhân của trầm cảm có thể chia làm 2 yếu tố chính
Khách quan
- Luôn cảm thấy buồn bã, buồn nhiều hơn vui, tâm trạng không thoải mái, hay chán nản, bực tức.
- Dễ nổi giận vô cớ dù chuyện xảy ra không quá to tát để giận dỗi.
- Mẹ bầu thường xuyên cảm thấy lo lắng, mệt mỏi và căng thẳng.
- Dễ khóc là biểu hiện điển hình của trầm cảm khi mang thai.
- Cảm thấy không còn hứng thú với những thứ mà trước đây bản thân rất yêu thích.
- Dễ kích động hoặc chậm chạp hơn hẳn so với trước đây.
Do áp lực kinh tế: Khi mang bầu người phụ nữ không chỉ lo cho bản thân mình mà còn lo cho con được chăm sóc đầy đủ về dưỡng chất, được thăm khám, rồi tiền sinh đẻ, tiền chăm sóc nuôi dưỡng sau khi sinh… Phụ nữ ngày nay không những lo việc nội trợ mà còn ra ngoài kiến tiền, trở thành trụ cột tài chính nên áp lực càng đè nặng lên vai phụ nữ. Tính tự lập của phụ nữ hiện đại đem lại nhiều lợi ích nhưng nó cũng có mặt tiêu cực. Phụ nữ tự lập hay chính do áp lực và sự bận rộn của tất cả mọi người mà sự quan tâm, hỗ trợ dành cho nhau cũng ít dần.
Người mẹ bị lạm dụng tình dục, mang thai ngoài ý muốn: Trên thực tế, những thai phụ từng bị lạm dụng tình dục hoặc bị ba mẹ, người thân bỏ rơi sẽ dễ bị tổn thương tâm lý. Do những tổn thương từ trong quá khứ cũng với sự thay đổi về tâm sinh lý trong quá trình mang thai khiến mẹ bầu trở nên tiêu cực, mệt mỏi và gây trầm cảm.
Có thể bạn quan tâm: Bà mẹ làm điệu với với “trầm cảm sau sinh”, ai ngờ trầm cảm gì mà lâu thế
Chủ quan
Thay đổi nội tiết tố: Hầu hết phụ nữ trong giai đoạn mang thai đều có xu hướng thay đổi nội tiết tố estrogen. Tình trạng này có thể gây ra những thay đổi, rối loạn trong tâm lý, cảm xúc. Lúc này mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn với những vấn đề xung quanh, thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực do tự mình nghĩ ra. Trong trường hợp không được giải tỏa tâm lý và không có hướng giải quyết sẽ gây ra trầm cảm.
Yếu tố di truyền: Trong một số nghiên cứu Y học hiện đại cho thấy ADN là một trong những tác nhân gây trầm cảm ở phụ nữ mang thai. Trường hợp có người thân trong gia đình mắc bệnh trầm cảm thì thai phụ sẽ có nguy cơ đối mặt với căn bệnh này cao hơn so với người bình thường.
Biện pháp
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh là một trong những cách hỗ trợ quá trình điều trị trầm cảm khi mang thai đạt được hiệu quả tốt nhất. Điều này còn giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi.
- Người bệnh cần tránh xa những chất kích thích như thuốc lá, bia rượu, cà phê,…
- Chủ động giao tiếp, chia sẻ với người thân về vấn đề mình đang gặp phải để được chia sẻ, hỗ trợ, tháo gỡ những vấn đề khúc mắc.
- Mỗi ngày dành khoảng 30 phút để vận động giúp cải thiện thể trạng cũng như giúp tinh thần của người bệnh được thoải mái, tập trung tốt hơn.
- Mẹ bầu cũng có thể tham gia những lớp học yoga hoặc thiền giúp hỗ trợ quá trình chữa trị bệnh lý hiệu quả. Đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển của thai nhi tốt hơn.
- Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và xây dựng thói quen ngủ trước 23 giờ. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, mẹ bầu có thể lựa chọn nơi yên tĩnh, thoáng mát dễ đi vào giấc ngủ.
- Trong thời gian mang thai, bạn cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân mình bằng cách nghe nhạc, đọc sách, làm đẹp, tham gia những hoạt động mình yêu thích,…
- Bên cạnh đó, người thân, bạn bè đặc biệt là người chồng cần quan tâm nhiều hơn đến người bệnh. Đồng hành cùng người bệnh trong quá trình trị liệu, điều này giúp mẹ bầu có thêm động lực và phục hồi tốt hơn.
Không ai muốn điều rủi ro xảy ra với mình nhưng phụ nữ trong thai kỳ là đối tượng rất dễ mắc trầm cảm. Đối tượng này trong giai đoạn rất nhạy cảm, cũng cần được đặc biệt chăm sóc. Nếu thiếu sự quan tâm, hỗ trợ của người thân đặc biệt là người chồng thì rất dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn chán, lâu ngày thì sinh ra trầm cảm. Trầm cảm là bệnh chứ không còn là cảm xúc chán nản, buồn bã thoáng qua nữa. Bệnh trầm cảm ở giai đoạn nặng không thể tự khỏi, bắt buôc phải có sự can thiệp của chuyên gia tâm lý hay dùng thuốc. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường cho cả mẹ và con. Vì có thể trong một lúc thiếu tự chủ, người bệnh sẽ tìm đến cái chết để kết thúc cuộc đời.
Ngoài ra trị liệu tâm lý là phương pháp hữu hiệu nhất để chữa trị trầm cảm trong thai kỳ. Phương pháp này không dùng đến thuốc được khuyến cáo là ảnh hưởng đến thai nhi. Sau khi tiến hành trị liệu người bệnh sẽ hiểu rõ căn nguyên bệnh của mình, lấy lại được cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc và trở lại với cuộc sống hiện tại.
Đánh giá trị liệu tại BrainCare
Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng.
Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.