fbpx

“Bạo hành kinh tế” ai nuôi mà khỏe thế!

  • Khi một người bị đánh đập, hành hung thì mọi người xung quanh dễ dàng nhận ra. Nhưng có một loại bạo hành rất khó nhận biết nhưng cũng dã man và để lại hậu quả nghiêm trọng không kém gì các loại bạo hành khác là bạo hành kinh tế. Theo thống kê mới nhất, có tới 58% phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng chịu ít nhất một trong 3 hình thức bạo hành thể chất, tinh thần và tình dục trong đời. Loại bạo hành được coi là loại bạo hành “không tiếng súng”, không ai biết cho đến khi người trong cuộc vén bức màn sự thật thực trạng gia đình họ sau bốn bức tường. Hầu hết nạn nhân của dạng bạo hành kinh tế là phụ nữ khi thời gian lao động, cường độ lao động và hình thức lao động cao hơn nhiều so với nam giới (họ thường làm việc 14 – 20 tiếng/ngày). Điều này đồng nghĩa với việc những người phụ nữ không còn thời gian để nghỉ ngơi và học tập.

Biểu hiện

  • Bạo hành kinh tế hay bạo lực kinh tế là hành vi khi người đàn ông từ chối đưa tiền, đóng góp tài chính cho vợ hoặc bạn tình như một hình phạt.
  • Chối bỏ quyền lao động của phụ nữ.
  • Quản lý chặt chẽ toàn bộ thu nhập của phụ nữ.
  • Sử dụng tiền hoặc vật chất để kiểm soát phụ nữ.
  • Từ chối kiếm sống, từ chối làm việc nhà vì các tệ nạn như bài bạc, ma túy, rượu chè hoặc lý do khác. 
  • Không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng.
  • Kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của thành viên gia đình hoặc nguồn tài chính chung của gia đình nhằm tạo cho thành viên gia đình sự phụ thuộc về tài chính.
  • Buộc thành viên gia đình đóng góp tài chính vượt quá khả năng của họ.
  • Đập phá tài sản riêng của mình nhằm gây áp lực về tâm lý đối với thành viên trong gia đình. 
  • Có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên gia đình hoặc tài sản chung của gia đình.
  • Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình.
  • Chiếm đoạt tài sản chung của gia đình để sử dụng vào mục đích cá nhân. 
  • Ép buộc các thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động. 
  • Ép buộc thành viên gia đình phải đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.
  • Hậu quả để lại của dạng bạo hành này là người phụ nữ, trẻ em gái phải làm mọi việc đến kiệt sức, không được nghỉ ngơi, giải trí, học tập, theo đuổi sự nghiệp và còn chịu tổn thương về tinh thần.

Nguyên nhân

  • Người gây bạo lực thường mắc tệ nạn như bài bạc ma túy, rượu chè, đĩ điếm. Những đối tượng này thường lười lao động không muốn làm việc kiếm sống, hoặc làm việc gia đình nhưng lại muốn khống chế người khác về kinh tế. Thường dùng tiền của thân như ba, mẹ, vợ để chi tiêu vào việc ăn tiêu chơi bời.
  • Bạo hành kinh tế thường xảy ra trong những gia đình thiếu thốn về kinh tế, vợ chồng diễn ra xô xát lời qua tiếng lại do miếng cơm manh áo.
  • Nhưng những lý do trên chỉ là nguyên nhân trực tiếp để đẩy đối tượng vào hành vi bạo hành kinh tế. Nguyên nhân sâu xa nằm ở nhận thức về vấn đề bình đẳng giới rất hạn chế, bất bình đẳng giới là gốc rễ của bạo lực gia đình.
  • Nhận thức của chính bản thân của người phụ nữ bị bạo lực: Sự nhìn nhận, đấu tranh của người phụ nữ trước bạo hành gia đình còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, còn cam chịu; họ mang tư tưởng: “xấu chàng hổ ai”, họ sợ: “vạch áo cho người xem lưng”, hay sợ hàng xóm, bạn bè chê cười…

Nhận thức về vấn đề bình đẳng giới rất hạn chế, bất bình đẳng giới là gốc rễ của bạo lực gia đình:

  • Ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm màu sắc định kiến giới, đó là những định kiến nằm ngay trong truyền thống văn hóa, phong tục tâp quán, chuẩn mực đạo đức bấy lâu nay trong xã hội: tư tưởng trọng nam, khinh nữ; chồng chúa, vợ tôi; tư tưởng gia trưởng; định kiến giới: phụ nữ là người giữ gìn hạnh phúc gia đình – “một điều nhịn là chín điều lành”…
  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định, lao động nội trợ cũng được xem là lao động có thu nhập khi xác định tài sản chung hôn nhân. Như vậy, dù người vợ không đi làm để tạo ra thu nhập trực tiếp như người chồng nhưng vẫn là người có quyền đối với tài sản chung của vợ chồng

Biện pháp

  • Trong nhận thức của người phụ nữ, thời gian lao động nhiều hơn nam giới, chịu thiệt thòi hơn, ăn ít làm nhiều đó là trách nhiệm hy sinh cho gia đình. Nên đa số những người phụ nữ bị bạo hành kinh tế không biết mình bị bạo hành. Vì vậy muốn hạn chế và loại bỏ loại bạo hành này trong xã hội thì việc làm cần thiết nhất là giáo dục nhận thức cho phụ nữ để họ hiểu được quyền lợi của mình, những hành vi nào là xâm phạm quyền lợi của người phụ nữ và bị xã hội lên án.
  • Các tổ chức xã hội, cơ quan ban ngành đoàn thể, bộ máy nhà nước đưa ra được chính sách luật pháp bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ một cách cụ thể, rõ ràng, thiết thực hướng đến việc bình đẳng giới một cách thực chất chứ không phải là hình thức.
  • Đặc biệt người phụ nữ khi bị bạo hành về kinh tế hãy dũng cảm bày tỏ, nói lên sự thật với người thân và kêu cứu sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội, các chuyên gia tâm lý để được tư vấn, giúp đỡ kịp thời và hiệu quả.

Đánh giá và tham vấn tại Braincare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

Braincare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khoẻ tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. Braincare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng giây”.

Đăng kí tư vấn

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Contact Me on Zalo