fbpx

Đôi vợ chồng nói khéo chuyện “ly hôn”

doi-vo-chong-noi-kheo-chuyen-li-hon
  • Là hiện tượng xã hội bất bình thường nhưng cần thiết để đảm bảo quyền tự do trong hôn nhân và nó như là biện pháp để củng cố hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Tuy nhiên việc ly hôn có thể làm ảnh hưởng tới cuộc sống của những người xung quanh, đặc biệt là ảnh hưởng đến tâm sinh lý của những đứa trẻ.

Ly hôn là gì?

  • Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
  • Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định. Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định. Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.

Thực trạng ly hôn tại Việt Nam

  • Trong khảo sát hộ gia đình của năm 2019 của Tổng cục Thống kê cho thấy: tỷ lệ ly hôn của các gia đình Việt Nam tăng lên so với cùng kỳ năm 2009 (tỷ lệ này tăng lên từ 1,4% lên 2,1%).
  • Theo báo cáo của tòa án, trung bình hàng năm Việt Nam có 600.000 vụ ly hôn, có tới 70% vụ ly hôn do người phụ nữ gửi đơn.
  • Theo thống kê, chỉ tính riêng tại Hà Nội trong năm 2018, đã có hơn 16 ngàn vụ án ly hôn (ở 30 quận, huyện). Đến năm 2019, số lượng không những không giảm mà còn tăng thêm 1000 vụ ly hôn.

Nguyên nhân dẫn đến ly hôn

Những nguyên nhân đầu tiên

  • Mâu thuẫn về tài chínhCuộc sống khó khăn, nghề nghiệp không ổn định là nguyên nhân rất dễ xảy ra tranh cãi, xích mích gia đình. Đặc biệt là khi một trong hai bên vợ chồng thiếu đi sự chia sẻ, cởi mở và minh bạch trong vấn đề tài chính thì rất dễ đẩy một cuộc hôn nhân hạnh phúc xuống đáy sâu vực thẳm.
  • Hành vi bạo lực gia đình: Đỉnh cao của sự mâu thuẫn là bạo lực gia đình. Ở Việt Nam, có 63% phụ nữ kết hôn đã trải qua vấn đề bạo lực gia đình.
  • Ngoại tình: Theo đánh giá và thông qua các cuộc điện thoại tư vấn, thì cặp bồ, ngoại tình là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ly hôn.
  • Ít dành thời gian cho nhau: Công việc bận rộn, dành cho đồng nghiệp còn nhiều hơn ở nhà với gia đình. Khi thời gian được sử dụng một cách không cân bằng. Khi công việc kiểm soát cuộc sống của bạn, khiến tình cảm vợ chồng lạnh nhạt. 

Những nguyên nhân tiếp

  • Thiếu kỹ năng sống: Rất nhiều cuộc hôn nhân kết hôn khi tuổi đời còn quá trẻ, họ chưa có sự chuẩn bị kỹ càng về tâm lý, kinh tế,…Bên cạnh đó, họ quá đề cao cái tôi của bản thân, ít quan tâm đến bạn đời, khiến phần lớn các cặp vợ chồng trẻ nảy sinh mâu thuẫn ngay từ những tháng đầu, năm đầu của cuộc hôn nhân.
  • Tính cách đối lập: Xung khắc về tính cách khiến cho vợ chồng không thể dung hòa, không tìm được tiếng nói chung trong mọi vấn đề cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến mối quan hệ lâu dài.
  • Tác động từ người thân, bạn bè: Mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, em chồng, họ hàng hai bên, những người bạn thân… cũng là những nguyên nhân dẫn đến ly hôn nhiều nhất hiện nay.
  • Tư tưởng lạc hậu: người vợ không sinh được con trai nên người chồng ngoại tình hoặc ly hôn để lấy vợ mới với mục đích có con “nối dõi tông đường”.

Hậu quả khi ly hôn

Đối với vợ/chồng

  • Dù ly hôn có thể giúp cho hai vợ chồng giải thoát được cho nhau về cả mặt thể xác và tinh thần nhưng sau ly hôn cũng sẽ làm tổn thương ít nhiều cho những người trong cuộc về nhiều mặt khác nhau. Đó là nguy cơ chán chường, tuyệt vọng, trầm cảm, tuổi thọ giảm.
  • Những hậu quả của sau ly hôn có sự khác biệt về giới: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người phụ nữ khi ly hôn có thể sẽ phải đối mặt với những khó khăn về tài chính do phải tự bươn trải kiếm tiền để trang trải cho cuộc sống, và thường thì khi ly hôn phụ nữ sẽ là người nuôi con cái. Cùng với đó, những người phụ nữ ly hôn thường có khả năng tái giá thấp hơn so với đàn ông.

Đối với những đứa con

  • Về mặt xã hội thì vấn đề ly hôn ngày càng gia tăng sẽ làm cho giới trẻ, nhất là đối với những đứa con sống trong gia đình thường ngày phải chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau, đánh chửi nhau đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phát triển nhân cách của chúng, các em có xu hướng lo sợ và né tránh việc kết hôn. 
  • Sau khi ly hôn dù sống với mẹ hay với cha thì con cái cũng sẽ phải sống thiếu tình thương, hơi ấm của cha hoặc mẹ cho dù cha hoặc mẹ vẫn có quyền thăm nom chúng. Dẫn đến những đứa trẻ khi sống thiếu tình thương như vậy có khả năng học hành sa sút hơn so với những bạn bè cùng trang lứa, có khả năng vướng vào các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật cao hơn như trộm cắp, cờ bạc, đánh nhau…

Một số giải pháp khắc phục

  • Một là, chính quyền địa phương cần quan tâm tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống cho người dân nhiều hơn nữa.
  • Hai là, nâng cao chất lượng giáo dục trong gia đình trong nhà trường và ngoài xã hội đối với giới trẻ. 
  • Ba làđẩy mạnh vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ trong công tác hòa giải ngay từ cơ sở, giải quyết những mâu thuẫn ngay khi mới phát sinh, từ đó hạn chế việc gửi đơn ra Tòa.
  • Bốn làcần đưa chỉ tiêu nâng cao việc hòa giải thành công trong việc giải quyết án ly hôn.
  • Năm làtăng cường công tác tuyên truyền pháp luật Hôn nhân và gia đình. 

Đánh giá trị liệu tại BrainCare

Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đánh giá, tham vấn, trị liệu, chẩn đoán uy tín, mang đến lợi ích cho khách hàng. 

BrainCare hướng tới trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại Việt Nam, làm thay đổi thói quen và nhận thức của người Việt Nam trong việc chú trọng sức khỏe tinh thần và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết. BrainCare “Vì cộng đồng hạnh phúc hơn từng phút giây”.

Đăng ký tham vấn - trị liệu

Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe bạn, hãy sẻ chia với chúng tôi nhé!
Contact Me on Zalo